Quá trình hoạt động cách mạng
Trương Công Phú hiệu là Như Tùng, bí danh là Hồng Thanh, sinh ngày 25 tháng 01 năm 1938 (âm lịch) trong một gia đình nhà nho nghèo và yêu nước.
Cha dạy chữ nho và là lương y, mẹ làm nội trợ. Ông nội, ngoại đồng tình ủng hộ phong trào văn thân của sĩ phu yêu nước, chống thực dân Pháp xâm lược.
Cha, mẹ và anh chị em ruột của Trương Công Phú tích cực tham gia Tổng khởi nghĩa, dành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Từ khi sinh ra đến cuối năm 1945, gia đình Trương Công Phú ở thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng.
Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946), Trương Công Phú theo gia đình tản cư ra vùng tự do của chính quyền Cách mạng ở thôn Trung Phước, xã Quế Lộc, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Trương Công Phú học phổ thông cấp I và tham gia các công tác kháng chiến như: thông tin, tuyên truyền, tính và thu thuế nông nghiệp, đi dân công, tham gia thanh niên xung phong, phục vụ chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 của dân và quân ta ở khu V.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954, đất nước tạm thời chia làm 2 miền. Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra được hoàn toàn giải phóng, miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào do quân xâm lược Pháp và chính quyền Sài Gòn quản lý. Theo hiệp định Giơnevơ thì lực lượng vũ trang của Ta ở miền Nam tập kết ra Bắc và lực lượng vũ trang của Pháp và chính quyền Sài Gòn ở miền Bắc tập kết vào Nam.
Sau khi hiệp định Giơnevơ (1954) có hiệu lực khoảng một tuần, lực lượng vũ trang của Ta ở Quảng Nam - Đà Nẵng rút vào Quy Nhơn (khu vực tập kết 300 ngày) để đi tàu biển của Ba Lan ra Bắc. Quân viễn chính Pháp và chính quyền Sài Gòn tiếp quản toàn bộ vùng tự do của Ta ở Quảng Nam - Đà Nẵng.
Thời gian để hiểu và tổ chức thực hiện hiệp định Giơnevơ của Ta ở Quảng Nam - Đà Nẵng chưa được chục ngày thì địch đã đến. Một số cán bộ và nhân dân ta hiểu đơn giản là địch sẽ chấp hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, không trả thù những người tham gia kháng chiến chống Pháp. Trên thực tế thì chính quyền Sài Gòn đã đàn áp dã man những người tham gia kháng chiến chống Pháp, những người đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ. Đêm ngày, chính quyền Sài Gòn lùng bắt những người tham gia kháng chiến chống Pháp. Vụ khủng bố và đàn áp nhân dân ta ở chợ Được, đập Vĩnh Trinh là hai trong số những vụ đàn áp dã man nhất của chính quyền Sài Gòn ở Quảng Nam – Đà Nẵng ngay sau những ngày đầu thi hành Hiệp định Giơnevơ.
Để bảo vệ lực lượng Cách mạng và xây dựng căn cứ địa Cách mạng, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng đưa một số cán bộ đang bị chính quyền Sài Gòn truy nã ở Vùng đồng bằng lên miền Tây Quảng Nam - Đà Nẵng, miền Tây Trung bộ xây dựng cơ sở Cách mạng trong đồng bào các dân tộc thiểu số.
Khi Nghị quyết số 15 của Ban chấp hành TW Đảng về Cách mạng miền Nam ra đời, khẳng định quyết định nói trên của Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng là đúng đắn, kịp thời và đi trước một bước.
Đầu năm 1955 đến đầu năm 1956, Trương Công Phú và nhiều đồng chí khác được Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở ở miền Tây Quảng Nam - Đà Nẵng và sau đó mở rộng ra miền Tây Trung bộ. Trương Công Phú cùng được tham gia “soi” đường trên dãy Trường Sơn từ tỉnh KonTum đến Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, tiền thân của đường mòn Hồ Chí Minh sau này.
Từ tháng 3 đến tháng 8/1956, Trương Công Phú học chính trị ở trường Lê Hồng Phong (TP. Vinh, Nghệ An) và được tham gia sửa sai cải cách ruộng đất ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.
Tháng 9/1956 đến tháng 8/1961, Trương Công Phú được Ban Thống nhất Trung ương cử đi học văn hóa tại tỉnh Nam Định và tham gia làm công tác thanh vận trong học sinh miền Nam học ở tỉnh Nam Định.
Tháng 9/1961 đến tháng 8/1962 được Ban Thống nhất Trung ương và Bộ Giáo dục cử đi học tiếng Nga tại Trường Bổ túc ngoại ngữ Gia Lâm, Hà Nội để chuẩn bị học đại học tại Liên Xô.
Tháng 9/1962 đến tháng 2/1966 học tại Trường đại học Kinh tế - Tài chính Lêningrad (nay là Trường đại học tổng hợp Kinh tế - Tài chính Xanh-Petecbua Liên bang Nga).
Từ năm 1967 đến năm 1984 công tác tại Bộ Tài chính với các chức danh:
-
Tháng 01/1967 đến tháng 6/1971 là Chuyên viên kinh tế;
-
Tháng 7/1971 đến tháng 8/1973 là Phó phòng Chế độ kếtoán và báo biểu của Bộ Tài chính;
-
Tháng 9/1973 đến tháng 8/1974 học bổ túc tiếng Anh tạiTrường đại học Ngoại ngữ Hà Nội;
-
Tháng 9/1974 đến tháng 01/1979 làm Trưởng phòng Kếtoán Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam;
-
Tháng 02/1979 đến tháng 5/1981 làm Phó Giám đốc Ngânhàng Kiến thiết Việt Nam;
-
Tháng 6/1981 đến tháng 3/1990 làm Phó Giám đốc ngânhàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam;
-
Từ tháng 6/1984 đến tháng 8/1986 được Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN) cử làm Phó Giám đốc điều hành công tác ứng dụng ngân hàng Đầu tư quốc tế thuộc Hội đồng Tương trợ kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa (trừ Trung Quốc và Anbani), có trụ sở tại Matxcơva;
-
Tháng 4/1990 đến tháng 11/1994 làm Phó Tổng Giám đốcthứ nhất Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời trựctiếp làm Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Liên doanh giữa Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Public bankMalaixia;
-
Tháng 12/1994 đến tháng 12/1999 làm Tổng cục trưởngTổng cục Đầu tư phát triển, kiêm Tổng Giám đốc Quỹ hỗ trợ đầutư quốc gia (tháng 8/1995 đến tháng 12/1999);
-
Tháng 01/2000 đến tháng 12/2002 làm Chủ tịch Hội đồngquản lý Quỹ hỗ trợ phát triển, cơ quan trực thuộc Chính phủ. Cácủy viên của Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển là các Thứtrưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Phó Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam.
-
Tháng 01/2003 nghỉ hưu.
Sau khi nghỉ hưu Trương Công Phú tiếp tục tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội.